Cơ hội đầu tư nhìn từ Sân bay quốc tế Long Thành
Việc Quốc Hôi thông qua việc xây sân bay quốc tế Long Thành ngay lập tức đã hâm nóng cả thị trường giai đoạn vừa qua. Dù chưa có bình luận chính thức về mức độ tác động của việc xây sân bay đến các ngành vệ tinh nhưng những phiên giao dịch vừa qua đã thể hiện khá rõ sự hứng khởi của nhà đầu tư khi siêu dự án này được chấp thuận, có vẻ như nhà đầu tư nhỏ lẻ chúng ta đã nhanh tay và nhanh mắt hơn trước kia rất nhiều.
Quay lại với chủ đề chính của chúng ta. Khi thông tin được công bố thì có thể nhận thấy nhóm được quan tâm nhất không ngoài dự tính là nhóm bất động sản có quỹ đất tại Đồng Nai. Có vẻ như bao nhiêu năm nếm mật nằm gai của các doanh nghiệp này cũng đã đến ngày hái quả. Nhưng câu chuyện về Sân bay Long Thành đâu có chỉ nằm ở đó, trong nó còn ẩn chứa nhiều điều thú vị, biết đâu lại là những cơ hội đầu tư tốt. Trong bài viết này tôi xin nếu ra một vài quan điểm cá nhân của mình về những cơ hội đầu tư mà tôi nhì thấy được, còn rất nhiều cơ hội khác mà tôi chưa nhìn ra, bạn nào có thê nhìn thấy cơ hội mới xin chia sẻ thêm.
Phần 1: Những ngành nào hưởng lợi?
Để xây một siêu dự án, chắc chắn phải huy động nhiều nguồn từ con người, vật liệu, máy móc, trang thiết bị, …. Cho đến cả đất. Vậy tác động trực tiếp ngay lập tức khi khởi công sẽ là những doanh nghiệp cung cấp những thứ trên cho đơn vị thi công, bản thân những doanh nghiệp này lại sẽ hưởng lợi khác nhau theo từng giai đoạn của quá trình. Song song với đó là những đơn vị hưởng lợi gián tiếp như Bất Động Sản lân cận, Bán lẻ, hàng tiêu dùng, dịch vụ vận tải,…… sẽ phát triển theo. Sơ đồ dưới đây (tôi tự dự phóng) hy vọng sẽ lột tả được rõ hơn những tác động từ dự án.
Trong phần 1 tôi chỉ xin đi sơ qua chứ không phân tích từng cơ hội đầu tư chi tiết, phần 2 tôi sẽ phân tích chi tiết từng cơ hội đầu tư và nêu một vài cơ hội đầu tư mà tôi cho rằng khá hấp dẫn.
Những doanh nghiệp hưởng lợi trực tiếp
Trong số những nhóm mà tôi liệt kê trong khu vực hưởng lợi trực tiếp, tôi loại luôn nhóm “BĐS nằm trong dự án” bởi hầu như các doanh nghiệp niêm yết đều không sở hữu đất nằm trong khuân viên dự án này. Nhóm đơn vị thi công thì chưa có công bố, nhưng tôi cho rằng chủ thầu sẽ là đơn vị nước ngoài và các khoản mục nhỏ sẽ được phân thầu xuống các công ty trong nước, nhóm được ưu tiên hàng đầu sẽ là top doanh nghiệp quy mô lớn và mối quan hệ thân cân vơi cơ quan nhà nước, cái này hy vọng bạn nào có mối quan hệ rộng thì rò la thử. Còn nhóm mà tôi chú ý nhất là nhóm vật liệu xây dựng, bởi nhóm này sẽ có những chuyển biến ngắn hạn hơn các nhóm kia. Trong 6 nhóm thì tôi khá ưa thích nhóm nhựa đường, nhóm nhựa xây dựng và nhóm đá xây dựng, tại sao lại lựa chọn 3 nhóm này thì tôi xin trình bày trong phần 2. Về ngành đá thì tôi thích C32,NNC và DHA, tuy nhiên NNC và C32 thì có mỏ đá tập trung ở Bình Dương, hơi xa sân bay nên khả năng lấy nguồn đá từ các doanh nghiệp này là không nhiều. Đối với doanh nghiệp nhựa đường thì chắc PLC là có lẽ là sự lựa chọn hoàn hảo, tôi hơi quan ngại chút là PLC tập trung chủ lực ở phía Tây Sài Gòn, không biết hướng đông thì có xa không? Đối với ngành Nhựa xây dựng, thì BMP và HSG là 2 sự lựa chọn hàng đầu, tuy nhiên xét về chất lượng, mối quan hệ và năng lực thì BMP vượt trội hơn HSG khá nhiều, NTP mới gia nhập thị trường miền nam nên khả năng đánh các dự án lớn khó cạnh tranh lại BMP. Còn đối với các nhóm ngành còn lại, tôi cho rằng sẽ hưởng lợi rất lớn, nhưng mức giá không còn quá hấp dẫn được tôi.
Những doanh nghiệp hưởng lợi gián tiếp
Đối với nhóm này thì có lẽ BĐS khu vực lân cận sẽ được nhiều người chú ý đầu tiên, bởi mức độ hưởng lợi là trải dài trong cả 4 giải đoạn và cả về sau này. Một vài quan điểm cá nhân của tôi về nhóm này:
(1) Quanh khu vực sân bay gần như toàn bộ đều là đất trống đã có chủ với cơ sở hạ tầng gần như không có, những khu vực đất trống lân cận sẽ được ưu tiên phát triển trước rồi mới đến những khu vực ngoài lề, điều đau đầu là toàn bộ các dự án của các doanh nghiệp niêm yết tại đây đều là ngoài lề
(2) Nếu có nhiều công ty có dự án tại đây, tôi sẽ tập trung vào những công ty có dự án nằm càng gần khu vực ngã tư Cao tốc Long Thành Dầu Dây - Trường Trinh – QL51 mé phía tây Trường Chinh - QL51, còn mé phía Đông thì tôi cho rằng rất lâu mới có thể phát triển tới.
(3) Nhiều doanh nghiệp có dự án đã treo rất lâu tại đây, trong những doanh nghiệp này thì sẽ có nhiều doanh nghiệp không đủ tiềm lực triển khai tiếp và sẽ chuyển giao dự án, những khoản chuyển giao này có thể tạo ra đột biến
(4) Lợi thế thuộc về những doanh nghiệp có đất sạch, do nhiều doanh nghiệp ghi nhận quỹ đất khủng là thế nhưng phân nửa là đất còn dính ràng buộc pháp lý. Nếu chú ý, tôi sẽ chú ý quỹ đất sạch chứ không chú ý quỹ đất và tôi cũng sẽ thích những doanh nghiệp chuyển giao dự án hơn là thực hiện dự án.
Các dự án bất động sản của các doanh nghiệp niêm yết gần khu vực sân bay
Đối với dịch vụ phụ trợ thì có lẽ vận tải taxi và dịch vụ sân bay là ưu tiên hàng đầu. Nếu sân bay hoạt động thì nhu cầu đi lại sẽ rất lớn, doanh nghiệp Taxi nào nhanh tay chiếm được 1 chỗ thì chắc chắn sẽ hưởng lợi không nhỏ, phân khúc Đồng Nai chỉ có thể là 1 trong 2: Vinasun hoặc Mai Linh. Về dịch vụ sân bay thì chưa biết thế nào, nhưng có thể SAS sẽ nhảy xuống tham gia.
Cơ hội sẽ xuất hiện từng giai đoạn và rất dài.
Thời gian thực hiện giai đoạn 1 của dự án khá dài, không phải các ngành đều hưởng lợi cùng lúc nên quá trình biến động giá các ngành cũng sẽ khác nhau rất nhiều. Với những gì đã bình luận ở biểu đồ số 1 và số 2 bên trên, tôi cho rằng thứ 4 biến động giá các ngành sẽ là:
Bất động sản lân cận --> Nhựa xây dựng, nhựa đường, đá và thép --> Gạch, xi măng --> Dịch vụ taxi, vận tải --> Dịch vụ hàng không --> Bất động sản lân cận.
Như vậy ngắn hạn sẽ chỉ có bất động sản lân cận rục rịch, những ngành khác sẽ còn rất lâu, sớm nhất cũng đến năm 2017 mới có tín hiệu rục rịch về giá. Nhìn chung lại thì cơ hội vào sân bay Long Thành khá ít, nhưng được cái là cơ hội đầu tư tính bằng năm chứ không phải bằng tháng, một cuộc chơi khá thú vị.
Cơ hội sẽ xuất hiện từng giai đoạn và rất dài.
Thời gian thực hiện giai đoạn 1 của dự án khá dài, không phải các ngành đều hưởng lợi cùng lúc nên quá trình biến động giá các ngành cũng sẽ khác nhau rất nhiều. Với những gì đã bình luận ở biểu đồ số 1 và số 2 bên trên, tôi cho rằng thứ 4 biến động giá các ngành sẽ là:
Bất động sản lân cận --> Nhựa xây dựng, nhựa đường, đá và thép --> Gạch, xi măng --> Dịch vụ taxi, vận tải --> Dịch vụ hàng không --> Bất động sản lân cận.
Như vậy ngắn hạn sẽ chỉ có bất động sản lân cận rục rịch, những ngành khác sẽ còn rất lâu, sớm nhất cũng đến năm 2017 mới có tín hiệu rục rịch về giá. Nhìn chung lại thì cơ hội vào sân bay Long Thành khá ít, nhưng được cái là cơ hội đầu tư tính bằng năm chứ không phải bằng tháng, một cuộc chơi khá thú vị.
Trần Ngọc Báu ABS
Cơ hội đầu tư nhìn từ Sân bay quốc tế Long Thành
Reviewed by Trần Ngọc Báu
on
20:40
Rating:

Post Comment
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét