Đằng sau 'bức màn' chuyển nhượng Big C Việt Nam? - Bài 1
(TBTCVN) - Sau khi hệ thống siêu thị Big C tại Việt Nam được chuyển nhượng một cách chóng vánh, khó hiểu cho Central Group của Thái Lan với số tiền lên tới hàng tỷ USD, một câu hỏi đặt ra liệu có phải là ông chủ của Big C Việt Nam chỉ chuyển nhượng thị trường bán lẻ tại Việt Nam không?
Loạt bài viết của chuyên gia Nguyễn Duy Phương – Đại học Lao động và Xã hội, sẽ phân tích về những vấn đề liên quan đến dấu hiệu chuyển giá, tránh thuế trong thương vụ này và đề xuất giải pháp để chống thất thu cho ngân sách.
Bài 1: Kinh doanh siêu thị có phải là 'bình phong'?
Việc doanh nghiệp (DN) Việt bỏ lỡ cơ hội kiểm soát thị trường bán lẻ nội địa trong bối cảnh hội nhập đã được cảnh báo lâu nay. Tuy nhiên, khi những vướng mắc trong việc mua lại hệ thống Big C Việt Nam được Saigon Co.op đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ và được Thủ tướng thể hiện quan điểm ủng hộ thì cùng ngày hôm đó, Big C Việt Nam đã tung ra thông cáo bất ngờ về việc chuyển nhượng cho Central Group của Thái Lan với giá trị hơn 1 tỷ USD, vượt mức giá dự kiến của thị trường.
Vậy đằng sau câu chuyện này là gì? Nhìn lại các báo cáo tài chính, phân tích hoạt động cốt lõi của ông chủ Big C cho chúng ta thấy một khía cạnh khác ít được chú ý trong thương vụ chuyển nhượng đình đám này.
Thương vụ chuyển nhượng bất ngờ
Đầu tiên, số liệu của Tập đoàn Casino cho thấy trong hơn 13 năm ở Việt Nam, doanh thu bán lẻ của Big C đã tăng trưởng tới 55 lần nhờ những ưu thế về địa lý và kỹ năng quản trị bán lẻ. Câu hỏi đặt ra là liệu có DN nào đến Việt Nam đầu tư hơn 13 năm liên tiếp với 5 năm khởi động, đã và đang phát triển hệ thống với hơn 32 siêu thị, cửa hàng tiện ích trên cả nước, với doanh thu tăng nhanh chóng và hoạt động thành công ở Việt Nam (riêng năm 2015 đạt doanh thu 586 triệu Euro) lại chuyển nhượng hay không? Tuy nhiên, đó chỉ là phần nổi của tảng băng. Phần chìm của nó được đánh giá thông qua các hoạt động thực sự của ông chủ Big C Việt Nam là Tập đoàn Casino, Pháp.
Có thể nói Big C Thăng Long là một ví dụ điển hình nhất của mô hình này. Bên cạnh việc Big C trực tiếp kinh doanh ở tầng 2 của siêu thị thì toàn bộ tầng 1 dành để cho thuê mặt bằng và đến bây giờ là chuyển nhượng toàn bộ lợi thế thương mại - địa lý đó.
Xem xét kỹ giá trị chuyển nhượng BĐS
Như vậy kinh doanh BĐS thực sự là một hoạt động chính, rất phát triển và tạo ra kết quả kinh doanh quan trọng của Tập đoàn. Thực tế kết quả của hoạt động này đã liên tục được phản ánh trong báo cáo lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) của Tập đoàn Casino. Để duy trì tỷ trọng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh BĐS trong tổng lợi nhuận, hàng năm Casino “mua” lại các tài sản có tiềm năng nâng cao giá trị và tiến hành chuyển nhượng khi thích hợp.
Kết quả của chính sách “thu tài sản này” là giá trị của các tài sản thuộc sở hữu của tập đoàn kể từ năm 2011 đến năm 2015 luôn duy trì ở mức hơn 4 tỷ Euro (theo báo cáo kiểm toán của bên thứ ba). Riêng thương vụ chuyển nhượng Big C Thái Lan và Big C Việt Nam đầu năm 2016 đã thu về cho Tập đoàn này 4,2 tỷ Euro (theo báo cáo tài chính đã kiểm toán).
Từ mô hình chiến lược kinh doanh của tập đoàn Casino và thực tế các hoạt động ở Big C Thăng Long, Big C Thái Lan cho thấy việc bán lẻ trực tiếp ở Big C hay việc tạo ra chuỗi siêu thị Big C có thể chỉ là “bình phong”, còn hoạt động tạo ra lợi nhuận chính cũng như hoạt động kinh doanh cốt lõi là kinh doanh BĐS bao gồm cả cho thuê gian hàng có vị trí địa lý - thương mại thuận lợi và chuyển nhượng BĐS (tài sản gắn liền với đất) khi giá trị đạt một giới hạn nhất định.
Đối với hoạt động cho thuê gian hàng trong các trung tâm, siêu thị của Big C chắc chắn đã được cơ quan quản lý các địa phương thực hiện giám sát chặt chẽ, nhưng đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS của Tập đoàn cần được xem xét và phân tích kỹ hơn cách thức tạo ra giá trị này và căn cứ pháp lý theo pháp luật thuế thu nhập DN hiện hành và hai Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam với Cộng hòa Pháp (1993), Chính quyền khu hành chính đặc biệt Hồng Kông - Trung Quốc (2008), để chống gian lận thuế và chuyển giá nội địa và quốc tế.
Việc doanh nghiệp (DN) Việt bỏ lỡ cơ hội kiểm soát thị trường bán lẻ nội địa trong bối cảnh hội nhập đã được cảnh báo lâu nay. Tuy nhiên, khi những vướng mắc trong việc mua lại hệ thống Big C Việt Nam được Saigon Co.op đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ và được Thủ tướng thể hiện quan điểm ủng hộ thì cùng ngày hôm đó, Big C Việt Nam đã tung ra thông cáo bất ngờ về việc chuyển nhượng cho Central Group của Thái Lan với giá trị hơn 1 tỷ USD, vượt mức giá dự kiến của thị trường.
Vậy đằng sau câu chuyện này là gì? Nhìn lại các báo cáo tài chính, phân tích hoạt động cốt lõi của ông chủ Big C cho chúng ta thấy một khía cạnh khác ít được chú ý trong thương vụ chuyển nhượng đình đám này.
Thương vụ chuyển nhượng bất ngờ
Đầu tiên, số liệu của Tập đoàn Casino cho thấy trong hơn 13 năm ở Việt Nam, doanh thu bán lẻ của Big C đã tăng trưởng tới 55 lần nhờ những ưu thế về địa lý và kỹ năng quản trị bán lẻ. Câu hỏi đặt ra là liệu có DN nào đến Việt Nam đầu tư hơn 13 năm liên tiếp với 5 năm khởi động, đã và đang phát triển hệ thống với hơn 32 siêu thị, cửa hàng tiện ích trên cả nước, với doanh thu tăng nhanh chóng và hoạt động thành công ở Việt Nam (riêng năm 2015 đạt doanh thu 586 triệu Euro) lại chuyển nhượng hay không? Tuy nhiên, đó chỉ là phần nổi của tảng băng. Phần chìm của nó được đánh giá thông qua các hoạt động thực sự của ông chủ Big C Việt Nam là Tập đoàn Casino, Pháp.
Các công ty con và công ty liên kết của Tập đoàn Casino nằm rải rác trên khắp thế giới, trong đó tập trung nhiều ở Mỹ La tinh và các “thiên đường” thuế thu nhập doanh nghiệp như Hồng Kông. Tính đến cuối năm 2015, riêng ở Colombia, Brazil và Argentine, Tập đoàn Casino sở hữu 798.000 m2 diện tích sàn ở các trung tâm thương mại nhằm mục đích cho thuê. Đặc biệt, theo Phụ lục báo cáo hàng năm của Tập đoàn năm 2013, Công ty Cavi Retail là công ty liên kết sử dụng thương hiệu Big C Việt đặt tại Hồng Kông, nơi được cho là có nhiều ưu đãi thuế ngang với các thiên đường thuế được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế liệt kê trong danh sách đen.
Nhìn sang Thái Lan, từ khi Tập đoàn Casino đầu tư vào đây 23 năm về trước, đến nay họ đã trở thành DN hàng đầu, rất thành công trong 2 lĩnh vực là bán lẻ thực phẩm và bất động sản (BĐS), điều hành một mạng lưới rộng lớn với hơn 700 điểm kinh doanh, trong đó có 125 đại siêu thị, với kim ngạch 3,4 tỷ Euro trong năm 2015. Theo báo cáo công bố ngày 15/12/2015, chiến lược kinh doanh của Casino là xây dựng xung quanh một mô hình kinh doanh kép. Mô hình này là sự kết hợp của các hoạt động bán lẻ và BĐS thương mại, nhằm thu hút người tiêu dùng đến khu vực thuận lợi về thương mại và giao thông nhằm mục đích tạo ra giá trị BĐS. Giá trị mới này được tạo ra thông qua: một là cho đơn vị khác thuê gian hàng trong khu vực Big C; hai là các khoản thu phát triển BĐS.Có thể nói Big C Thăng Long là một ví dụ điển hình nhất của mô hình này. Bên cạnh việc Big C trực tiếp kinh doanh ở tầng 2 của siêu thị thì toàn bộ tầng 1 dành để cho thuê mặt bằng và đến bây giờ là chuyển nhượng toàn bộ lợi thế thương mại - địa lý đó.
Xem xét kỹ giá trị chuyển nhượng BĐS
Như vậy kinh doanh BĐS thực sự là một hoạt động chính, rất phát triển và tạo ra kết quả kinh doanh quan trọng của Tập đoàn. Thực tế kết quả của hoạt động này đã liên tục được phản ánh trong báo cáo lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) của Tập đoàn Casino. Để duy trì tỷ trọng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh BĐS trong tổng lợi nhuận, hàng năm Casino “mua” lại các tài sản có tiềm năng nâng cao giá trị và tiến hành chuyển nhượng khi thích hợp.
Kết quả của chính sách “thu tài sản này” là giá trị của các tài sản thuộc sở hữu của tập đoàn kể từ năm 2011 đến năm 2015 luôn duy trì ở mức hơn 4 tỷ Euro (theo báo cáo kiểm toán của bên thứ ba). Riêng thương vụ chuyển nhượng Big C Thái Lan và Big C Việt Nam đầu năm 2016 đã thu về cho Tập đoàn này 4,2 tỷ Euro (theo báo cáo tài chính đã kiểm toán).
Từ mô hình chiến lược kinh doanh của tập đoàn Casino và thực tế các hoạt động ở Big C Thăng Long, Big C Thái Lan cho thấy việc bán lẻ trực tiếp ở Big C hay việc tạo ra chuỗi siêu thị Big C có thể chỉ là “bình phong”, còn hoạt động tạo ra lợi nhuận chính cũng như hoạt động kinh doanh cốt lõi là kinh doanh BĐS bao gồm cả cho thuê gian hàng có vị trí địa lý - thương mại thuận lợi và chuyển nhượng BĐS (tài sản gắn liền với đất) khi giá trị đạt một giới hạn nhất định.
Đối với hoạt động cho thuê gian hàng trong các trung tâm, siêu thị của Big C chắc chắn đã được cơ quan quản lý các địa phương thực hiện giám sát chặt chẽ, nhưng đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS của Tập đoàn cần được xem xét và phân tích kỹ hơn cách thức tạo ra giá trị này và căn cứ pháp lý theo pháp luật thuế thu nhập DN hiện hành và hai Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam với Cộng hòa Pháp (1993), Chính quyền khu hành chính đặc biệt Hồng Kông - Trung Quốc (2008), để chống gian lận thuế và chuyển giá nội địa và quốc tế.
ThS. Nguyễn Duy Phương (ĐH Lao động & Xã hội)
Đằng sau 'bức màn' chuyển nhượng Big C Việt Nam? - Bài 1
Reviewed by Khoanda Page
on
19:03
Rating:

Post Comment
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét