Vốn đầu tư trong và ngoài nước chảy mạnh vào ngành y tế
Báo cáo khảo sát mới nhất của Grant Thornton cho thấy ngành y tế và dược phẩm xếp thứ 3 trong các ngành hấp dẫn đầu tư nhất tại Việt Nam năm 2016. Điều này cũng được thể hiện trong thực tế qua hàng loạt thương vụ đầu tư, mua bán sáp nhập từ đầu năm đến này.
Theo đó,
ngày 12/9, ngân hàng Sacombank vừa hỗ trợ nguồn vốn 1.000 tỷ đồng cho Sở Y tế
tỉnh Phú Thọ đầu tư xây dựng Trung tâm Sản Nhi với tổng diện tích hơn 71.000 m2
và 500 giường bệnh cùng một số dự án khác tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Trước đó, Sacombank cũng đã tài trợ tín dụng ưu đãi gần 500 tỷ đồng cho Sở Y tế
đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất và mua sắm máy móc thiết bị y tế cho 13
Bệnh viện trên toàn tỉnh.
Hồi đầu tháng 9, Ban quản lý Khu
công nghệ cao TP.HCM (SHTP) đã ký bản ghi nhớ với Tập đoàn Quantus (Hoa Kỳ) về
kế hoạch đầu tư xây dựng Bệnh viện công nghệ cao, dự kiến có tổng vốn đầu tư
khoảng 500 triệu USD, được chia làm 2 giai đoạn.
Dự án này sẽ được đầu tư xây dựng
trên diện tích 7 ha, gồm tòa nhà cho bệnh viện cao 25 tầng và tòa nhà 12 tầng
cho Viện Nghiên cứu và Phát triển khoa học sự sống. Trong giai đoạn I, nhà đầu
tư sẽ rót một nửa số vốn để xây dựng Bệnh viện Công nghệ cao và Viện Nghiên cứu
và Phát triển khoa học sự sống, dự kiến hoàn thành vào tháng 7/2018. Khoản đầu
tư còn lại dành để mua sắm thiết bị hiện đại cho việc điều trị y tế và sẽ hoàn
thành vào tháng 7/2019.
Hồi tháng 6, Tập đoàn Vingroup đã
đầu tư 50 triệu USD phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho hệ thống y tế
Vinmec trong vòng 5 năm, nhằm tạo đòn bẩy đưa dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại
Việt Nam sánh ngang với các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Dự án được triển
khai từ nay đến hết năm 2020 dành cho 4 khối: Bác sĩ - dược sĩ; điều dưỡng;
quản lý và vận hành/phi lâm sàng.
Các lĩnh vực được Vinmec tập trung
phát triển nguồn nhân lực là: Tim mạch, Ung bướu, Chẩn đoán hình ảnh, Giải phẫu
bệnh, Y học tái tạo - Chống lão hóa, Thẩm mỹ và công nghệ y sinh học hiện đại.
Bên cạnh đó, Vinmec tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nâng cao các chuyên môn đang là
thế mạnh của hệ thống như Sản khoa và Hỗ trợ sinh sản, Nhi khoa và các chuyên
khoa khác.
Ngoài nguồn vốn đầu tư mới, mảng
mua bán sáp nhập (M&A) trong ngành y tế cũng khá sôi động, một số thương vụ
điển hình là Tập đoàn T&T mua cổ phần Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương,
Quỹ VOF (do Vinacapital quản lý) đầu tư 10 triệu USD mua 75% cổ phần Bệnh viện
Quốc tế Thái Hòa (Đồng Nai).
Sau M&A với Tập đoàn Fortis,
sau đó là Clermont Group (trước đây là Chandler Corporation), năm 2015, Tập
đoàn Y khoa Hoàn Mỹ tiếp tục hoàn tất thương vụ M&A với Bệnh viện Quốc tế
Đồng Nai và mới đây là Bệnh viện Quốc tế Vinh (Nghệ An), đưa số bệnh viện mà
Hoàn Mỹ sở hữu lên con số 7 và tiếp tục "dòm ngó” Bệnh viện Giao thông vận
tải TP.HCM và Bệnh viện Giao thông vận tải Đà Nẵng.
Đầu tư vào mảng y tế từ rất sớm
nhưng đến cuối năm 2015, Tập đoàn Bất động sản Cotec Group mới mở rộng Bệnh
viện Đa khoa Bình Định trị giá 1.300 tỷ đồng thông qua công ty thành viên là
Cotec Healthcare theo hình thức hợp tác công - tư. Tham vọng của Cotec là tiếp
tục mở rộng hợp tác, phát triển chuỗi bệnh viện đa khoa ở một số tỉnh - thành.
Trong ngành dược phẩm, thương vụ
điển hình là Tổng công ty dược Việt nam (Vinapharm) bán cho nhà đầu tư chiến
lược Tập đoàn đầu tư Việt Phương 40,29 triệu cổ phần, ứng với 17% vốn điều lệ
công ty; giá bán là 10.000 đồng/cổ phần.
Công ty chế tạo thuốc Taisho, một
doanh nghiệp dược phẩm của Nhật Bản đã nhận chuyển nhượng 21.304.064 cổ phần
của CTCP Dược Hậu Giang (DHG) từ 34 cổ đông ngoại. Cổ phiếu DHG đã có tăng lên
mức giá trên 100.000 đồng. Như vậy, Taisho đã phải chi gần 2.200 tỷ đồng (100
triệu USD) để sở hữu 24,4% vốn cổ phần của Dược Hậu Giang.
Gần đây nhất là thương vụ Công ty
chăm sóc sức khỏe Abbott tại Việt Nam thuộc Tập đoàn Abbott (Mỹ) vừa công bố đã
hoàn tất việc mua lại Công ty Dược Glomed. Abbott không công bố giá trị thương
vụ nhưng theo thông tin của Glomed, năm 2008, 2 nhà máy sản xuất dược phẩm của
công ty lần lượt hoàn thành và đưa vào hoạt động với công suất 1 tỷ viên/năm và
tính đến tháng 6/2012, tổng số vốn đầu tư cho 2 nhà máy này là 18 triệu USD.
Theo Abbott Việt Nam, việc mua
lại Glomed cũng giúp Abbott trở thành một trong 10 công ty dược phẩm hàng đầu
tại Việt Nam, tiếp tục củng cố vị thế và các cam kết với thị trường và khách
hàng.
Theo Duy Khánh
Người Đồng Hành
Vốn đầu tư trong và ngoài nước chảy mạnh vào ngành y tế
Reviewed by Unknown
on
18:28
Rating:
Post Comment
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét