Một góc nhìn khác về Thông tư 36 sửa đổi vừa ban hành
Theo Thông tư 36 sửa đổi mà NHNN vừa ban hành
thì hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh BĐS tăng từ 150% lên 200%
thay vì 250% như dự kiến, và được thực hiện từ 1/1/2017; tỷ lệ vốn ngắn hạn cho
vay trung dài hạn giữ nguyên 60% đến hết năm 2016 rồi hạ dần xuống 50% từ
1/1/2017, và từ 1/1/2018 sẽ xuống 40%.
Động thái
trên cho thấy NHNN đã có sự tiếp thu ý kiến từ các đối tượng chịu sự ảnh hưởng
của thông tư này mà đặc biệt là các NHTM, doanh nghiệp BĐS. Tính trong khoảng 2
tuần gần đây thì lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng có xu hướng giảm
đặc biệt ở kỳ hạn trung và dài hạn, điều này cũng dễ hiểu vì thông tư vừa ban
hành đã giãn thời gian cũng như tỷ lệ siết tín dụng – tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn
cho vay trung dài hạn, cũng như thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng CP là hạ lãi suất
cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong
thông tư 36 sửa đổi, đi kèm với các chỉ tiêu nắn tín dụng ở lĩnh vực kinh doanh
BĐS, chứng khoán còn có quy định về tỷ lệ lệ mua, đầu tư Trái phiếu Chính phủ
(TPCP), cụ thể:
Tăng tỷ lệ mua, đầu tư TPCP so với nguồn vốn ngắn hạn của chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ 15% lên 35%; của NHTM nhà nước từ 15% lên 25%.
Tăng tỷ lệ mua, đầu tư TPCP so với nguồn vốn ngắn hạn của chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ 15% lên 35%; của NHTM nhà nước từ 15% lên 25%.
Nguồn lực thì
luôn có giới hạn, trong tình trạng ngân sách đang gặp nhiều khó khăn như hiện
nay thì việc NHNN muốn hút tiền về kênh này không còn cách nào khác là phải rút
bớt tiền từ kênh khác, ở đây là BĐS và chứng khoán vì có lẽ 2 kênh này chạm vào
ít số đông nhất, còn nếu nói rủi ro thì tôi cho rằng nên cụ thể vì sẽ có những ngành nghề khác rủi ro cho vay cao hơn BĐS. Ngoài ra, việc để các NHTM tăng nắm giữ TPCP sẽ gây áp lực lên
cung tiền, lãi suất trong thời gian tới.
Diễn biến lãi
suất sắp tới?
Hiện tại các
ngân hàng đang điều chỉnh giảm lãi suất huy động lẫn cho vay như đề cập phía
trên, tuy nhiên theo quan điểm cá nhân việc đó chỉ thuộc về ngắn hạn.
Có một ví dụ
như sau: Nền kinh tế hiện đang có 10 đồng trong lưu thông, trong đó 2 đồng các
NHTM rót vào kênh TPCP. Sắp tới các NHTM sẽ có thể nắm 4 đồng TPCP, trong điều
kiện chính sách tiền tệ không thay đổi thì sẽ dẫn đến khan hiếm nội tệ và gây
áp lực tăng lãi suất. Tuy nhiên, trong tình trạng các DN đang khó khăn trong sản
xuất, Chính phủ mới lại đang tạo điều kiện để tháo gỡ khó khăn cho họ thì việc
để lãi suất tăng lên lại dường như không hợp lý. Do đó, động thái nhằm giảm áp
lực lên lãi suất trong thời gian tới tôi cho rằng sẽ đến từ cung tiền M2, tất
nhiên việc làm này sẽ khó giữ lạm phát mục tiêu như mong muốn.
Tóm lại, theo
quan điểm cá nhân người viết chính sách tiền tệ trong thời gian sắp tới vẫn sẽ
là gia tăng cung tiền M2 để giữ cho mặt bằng lãi suất ít biến động, thống kê
cũng cho thấy trong 5 tháng đầu 2016, cung tiền M2 tăng 1% so cùng kỳ. Tiền rẻ
sẽ là cứu cánh cho ngân sách, áp lực tăng lãi suất sắp tới; và tỷ lệ dự trữ bắt
buộc khả năng là công cụ tiếp theo NHNN sử dụng.
Nguồn: TT06, TT36 sửa đổi, SBV
ABS - VCSC
Cường Nguyễn
Một góc nhìn khác về Thông tư 36 sửa đổi vừa ban hành
Reviewed by Unknown
on
03:42
Rating:

Post Comment
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét