Bài viết mới

BÁO CÁO NGÀNH

Thông tư 200 và những điều cần chú ý

Các tác động thực tế của Thông tư 200 quy định về chế độ kế toán đã trở nên rõ ràng hơn trong những tuần gần đây khi một số công ty niêm yết công bố KQKD Q1 đã ghi nhận những thay đổi kế toán đáng kể đối với các khoản mục trên Báo cáo Kết quả kinh doanh của mình. Những thay đổi này sẽ ngày càng nhiều do đa phần công ty sẽ dần tuân thủ những quy định kế toán mới này (được áp dụng trong cả nền kinh tế trong năm nay). Theo đó, sẽ có hàng loạt các điều chỉnh bất thường đối với các tài khoản kế toán ảnh hưởng đến từng khoản mục trong Báo cáo Kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, mức độ thay đổi sẽ khác nhau đối với từng công ty. 

TT200 gây nhiều khó khăn nhưng là bước tiến quan trọng đối với quy định kế toán trong nước

Thông tư 200 sẽ được áp dụng từ năm nay. 

Vào ngày 22/12 năm ngoái, Bộ Tài chính (MOF) đã ban hành Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn đối với Hệ thống Kế toán doanh nghiệp Việt Nam thay thế cho Quyết định số 15/2006/QD-BTC và Thông tư số No. 244/2009/TT-BTC. Văn bản này đã được công bố từ đầu năm nay và do được ban hành bất ngờ, đã mất  một vài tháng sau đó để những tác động của thông tư mới này phản ánh vào cộng đồng doanh nghiệp. Thông tư 200 có hiệu lực từ  tháng 2/2015 và chính thức áp dụng cho năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/1/2015. Thông tư sẽ tác động mạnh đến hạch toán kế toán cho năm tài chính 2015 và những năm sau đó.

Đây là bước quan trọng đầu tiên để hợp nhất VAS với IFRS Thông tư thực hiện một cách hiệu quả một chuỗi những thay về tiêu chuẩn kế toán chính, thể hiện nỗ lực để hợp nhất Tiêu chuẩn kế toán Việt Nam với IFRS. Tuy nhiên, quá trình này sẽ kéo dài một vài năm và do đó TT200 thể hiện bước đi đầu tiên trong quá trình này. Các doanh nghiệp nói chung và các đơn vị kiểm toán hiện đang nỗ lực để nắm rõ thông tư này, một văn bản được ban hành khá đột ngột và không có giai đoạn tham khảo doanh nghiệp trước đó.

Và những tác động của Thông tư 200:

Mức tăng theo năm trong năm 2015 sẽ cần được xem xét cẩn thận - Các con số so sánh tăng trưởng theo năm sẽ cần được xem xét trong một số trường hợp khi chúng ta nhận thấy sự so sánh là không hợp lý như so sánh táo và cam. Tuy nhiên, sau sự gián đoạn trong ngắn hạn này, tôi cho rằng phần lớn NĐT sẽ đón nhận thực tế rằng hệ thống kế toán của Việt Nam tương đồng và minh bạch hơn nhờ thông tư này.

Thông tư sẽ tác động đối với việc tính toán các khoản mục chính trên Báo cáo kết quả kinh doanh từ doanh thu đến EPS – TT200 sẽ tác động lên từng khoản mục của Báo cáo Kết quả kinh doanh và một số khoản mục của Bảng cân đối kế toán. Tác động chính sẽ rơi vào doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS). Hai thay đổi chính sẽ là (1) việc ghi nhận một số chi phí sẽ thay đổi, chuyển từ mục này sang mục khác và (2) một số khoản mục sau thuế sẽ được chuyển lên trước thuế và ghi nhận là chi phí. Do anh hưởng của sự thay đổi này, một số khoản mục sẽ giảm như doanh thu, EPS và một số khoản mục khác như giá vốn hàng bán sẽ tăng. Tóm lại, tôi thấy rằng tác động chính từ những thay đổi này sẽ làm giảm doanh thu và EPS so với cách tính toán trước đó. Dĩ nhiên, ảnh hưởng này sẽ mang tính tạm thời do từ năm 2016 trở đi, số liệu quá khứ (tức 2015) đã được điều chỉnh.

Một số thay đổi trọng yếu sẽ tác động đến doanh thu và EPS trong cách tính toán mới đó là:

Trước TT200, EPS = LNST cho cổ đông công ty mẹ/số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Sau TT200, EPS= (LNST cho cổ đông công ty mẹ - LNST phân bổ cho quỹ khen thưởng và phúc lợi)/số lượng cổ đang lưu hành

Tiền chi khen thưởng và phúc lợi được ghi nhận ở dòng “tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh” trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Về chiết khấu thương mại; khuyến mãi và chiết khấu bán hàng – Khi khách hàng nhận sản phẩm khuyến mãi, doanh nghiệp sẽ phải tính doanh thu cho sản phẩm khuyến mãi đồng thời tính chi phí cho sản phẩm khuyến mãi này theo như quy định của Thông tư 200.

Theo quy định cũ, các sản phẩm khuyến mại có điều kiện (chẳng hạn mua 2 tặng 1) được ghi nhận vào doanh thu (theo giá bán 3 sản phẩm) và giá vốn hàng bán (theo giá vốn 3 sản phẩm) và chi phí bán hàng (theo giá bán 1 sản phẩm). Trong khi đó theo quy định mới, doanh nghiệp sẽ ghi nhận doanh thu theo giá bán 2 sản phẩm khi giá vốn của cả 3 sản phẩm sẽ ghi nhận vào giá vốn hàng bán và không có sản phẩm nào được ghi nhận vào chi phí bán hàng. Trong khi đó, đối với sản phẩm khuyến mại không kèm theo điều kiện (ví dụ sản phẩm dùng thử miễn phí) thì theo quy định kế toán trước đây, doanh nghiệp ghi nhận đồng thời doanh thu, giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, tất cả bằng với giá vốn của sản phẩm khuyến mại. Còn theo Thông tư 200, thì doanh nghiệp sẽ bỏ qua khâu ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán, mà chỉ đơn giản là ghi nhận vào chi phí bán hàng.

Các doanh nghiệp BĐS chỉ có thể ghi nhận doanh thu sau khi giao nhà hoặc đất nền cho người mua và không dựa trên tiến độ xây dựng hay tiến độ thu tiền. Về các tài sản cho thuê, nếu công ty nhận trước tiền thuê cho một thời gian thuê nhất định và thời gian thuê bằng hơn 90% thời hạn hữu dụng của tài sản, thì công ty có thể có thể chọn ghi nhận doanh thu một lần trong toàn bộ thời gian cho thuê. Về BĐS đầu tư, nếu đầu tư nhằm mục đích cho thuê, thì công ty sẽ không ghi nhận khấu hao và thay vào đó xác định lỗ khi giá trị thị trường giảm thấp hơn giá trị sổ sách và ghi nhận lỗ vào báo cáo KQKD. 

Lợi nhuận để trả cổ tức – Công ty mẹ được phân phối lợi nhuận cho chủ sở hữu không vượt quá mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên Báo cáo tài chính hợp nhất sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của các khoản lãi do ghi nhận từ giao dịch mua giá rẻ (bất lợi thương mại hay còn gọi là lợi thế thương mại âm). Trường hợp mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên Báo cáo tài chính hợp nhất cao hơn mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên Báo cáo tài chính của riêng công ty mẹ và nếu số lợi nhuận quyết định phân phối vượt quá số lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên Báo cáo tài chính riêng, công ty mẹ chỉ thực hiện việc phân phối sau khi đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ.

Đánh giá của tôi

Tôi cho rằng TT200 này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các doanh nghiệp niêm yết, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau với đặc thù kế toán từng ngành nghề. Quy định mới nói trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, giá vốn hàng bán, tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận thuần. Trên thực tế việc so sánh KQKD 2015 với 2014 sẽ trở nên phức tạp hơn do các công ty sẽ phải cung cấp cả số liệu có điều chỉnh và không điều chỉnh để các chuyên viên phân tích có thể phân tích được.

Quy định ghi nhận mới đối với sản phẩm khuyến mãi có điều kiện và sản phẩm khuyến mại, quảng cáo không thu tiền và không kèm theo các điều kiện sẽ làm giảm doanh thu thuần và chi phí bán hàng & quản lý. Và quy định mới này chủ yếu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất và hàng tiêu dùng, là những doanh nghiệp thường có sản phẩm khuyến mãi nhằm mục đích marketing.

Đối với quy định mới về ghi nhận doanh thu BĐS, tôi cho rằng ảnh hưởng không đánh kể, do hầu hết các doanh nghiệp BĐS đã áp dụng nguyên tắc ghi nhận khi giao nhà/đất kể từ 2011-2012. 

Ngoài ra thông tư còn nhiều nội dung khác – Trong số những nội dung của thông tư, tôi thấy có những quy định mới như ghi nhận khấu hao tài sản; hướng dẫn chuyển nhượng số dư và điều chỉnh hồi tố; nâng cao áp dụng kế toán hợp nhất; thuyết minh về chênh lệch giữa kế toán thuế và kế toán tài chính trên thuyết minh BCTC; ghi nhận giao dịch theo IFRS.

Trần Ngọc Báu - Quỹ Nhà Đồng Hành!
Thông tư 200 và những điều cần chú ý Reviewed by Trần Ngọc Báu on 20:53 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Powered By Blogger, Customized by Dung Luong

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Hãy để ABS hỗ trợ bạn