BẢN TIN KINH TẾ- DỆT MAY THÁNG 4/2016

Bản tin chi tiết

TIN DỆT MAY QUỐC TẾ
·         Lần đầu tiên trong 7 năm, tiêu thụ bông Trung Quốc tăng trở lại, tuy nhiên vẫn chưa đủ mạnh để đưa giá bông tăng trở lại.
·         TPP có thể đe dọa đến ngành công nghiệp dệt may Mexico.
·         Các nhà máy dệt Pakistan đề nghị đánh thuế nhập khẩu sợi nhân tạo 15%.

TIN DỆT MAY TRONG NƯỚC
·         Khởi công xây dựng Nhà máy May Vinatex An Biên tại Kiên Giang: Dự án Nhà máy May Vinatex An Biên có quy mô diện tích 3.7 ha, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 210 tỷ đồng, quy mô 32 chuyền may và sử dụng khoảng 2,000 lao động, sản lượng 12 triệu sp/năm, doanh thu trung bình 850tỷ đồng/năm. Dự án sẽ đi vào sản xuất đầu năm 2017. Dự án được đầu tư nhằm thực hiện chiến lược đón đầu TPP sản xuất sản phẩm may nằm trong chuỗi liên kết sản phẩm của Vinatex khu vực phía Nam.
·         Nhật Bản và Việt Nam nhất trí thúc đẩy ngành dệt may ở Việt Nam: Việt Nam kỳ vọng xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật Bản và Mỹ sẽ được đẩy mạnh sau khi TPP có hiệu lực. Đối thoại chính sách Việt Nam - Nhật Bản dự kiến sẽ bao trùm các vấn đề như làm thế nào để ngành dệt may Việt Nam có thể tối đa hóa những lợi ích từ TPP.
·         Tập đoàn Hanesbrands tiếp tục mở rộng đầu tư dệt may tại tỉnh Thừa Thiên Huế: Chủ tịch Tập đoàn may mặc Hanesbrands (HBI) - Hoa Kỳ cho biết đang xem xét nghiên cứu đầu tư mạnh hơn vào Việt Nam và đặc biệt là tại Thừa Thiên Huế vào lĩnh vực dệt may, nhuộm và nguyên liệu phụ trợ.
·         Gần 628 tỷ đồng đầu tư Nhà máy sản xuất sợi dệt tại Thanh Hóa. Theo đó, dự án do Công ty CP Đầu tư phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu An Phước (có địa chỉ tại TP Hà Nội) là chủ đầu tư. Quy mô bao gồm xây dựng xưởng rũ sợi, xưởng kéo sợi, xưởng dệt chính. Dự án có tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 627.9 tỷ đồng, diện tích đất sử dụng khoảng 40ha; dự kiến được khởi công vào tháng 4/2016, hoàn thành và đi vào hoạt động trong tháng 2/2017.

CẬP NHẬT TIN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
 Hiệp định TPP quy định những ngoại lệ không áp dụng quy tắc xuất xứ từ sợi: TPP chỉ chấp nhận 3 mặt hàng được áp dụng quy tắc “cắt và may” là vali, túi xách; áo ngực phụ nữ; và quần áo trẻ em bằng sợi tổng hợp. Tuy nhiên, theo cam kết TPP thì không có một quy tắc “từ sợi trở đi” áp dụng chung cho tất cả các sản phẩm dệt may, mà cụ thể hóa cho riêng từng nhóm sản phẩm. Do đó, với mỗi nhóm sản phẩm dệt may, DN cần tra cứu cụ thể quy tắc xuất xứ cho riêng nhóm sản phẩm của mình. TPP cũng ghi nhận một số trường hợp ngoại lệ, không phải tuân thủ quy tắt xuất xứ “từ sợi trở đi” mà vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP.

·         Thách thức và cơ hội cho Việt Nam từ Hiệp định thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP): Nếu được hình thành, TTIP sẽ tạo ra một thị trường khổng lồ, thống nhất với 820 triệu người tương đương 12% dân số thế giới nhưng lại chiếm tới 60% GDP toàn cầu, 33% mậu dịch thế giới về hàng hóa và 42% mậu dịch thế giới về dịch vụ, có khả năng chi phối sâu sắc tới nền kinh tế toàn cầu. Hiện tại Việt Nam đều đã có những hợp tác thương mại với hai nền kinh tế lớn này đó là TPP với Hoa Kỳ và FTA với EU. Do đó, việc ký kết TTIP sắp tới sẽ mang đến cho Việt Nam cả những cơ hội và thách thức.

Nguồn: vietnamtextile.org.vn
BẢN TIN KINH TẾ- DỆT MAY THÁNG 4/2016 Reviewed by Ron on 01:56 Rating: 5

Post Comment

Powered By Blogger, Customized by Dung Luong

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Hãy để ABS hỗ trợ bạn