Basel II & Dự thảo sửa đổi Thông tư 36
Basel II & Dự thảo sửa đổi Thông tư 36
Kể từ tháng 02/2016, NHNN đã đưa 10 ngân hàng (BIDV,
Vietinbank, Vietcombank, Techcombank, ACB, MB, VPBank, Maritime Bank,
Sacombank, VIB) thí điểm thực hiện phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo chuẩn
Basel II, và thời hạn kết thúc thí điểm là đến 2018 các ngân hàng trên phải
hoàn thành việc này.
Basel II: Về hệ số
CAR
Những chuẩn mực mà các ngân hàng áp dụng theo
Basel II khắc nghiệt hơn nhiều so với của NHNN ban hành (cụ thể ở thông tư
13/2010), xin phép dùng một trong những tiêu chuẩn mà cá nhân nghĩ rằng sẽ là
việc đầu tiên các ngân hàng ưu tiên thực hiện thời gian sắp tới đó là nâng hệ số
an toàn vốn CAR lên.
Theo thông tư
13/2010, CAR nâng từ mức 8% lên 9%:
CAR = Vốn tự có / Tổng
TS rủi ro
(TS rủi ro = Giá trị TS * hệ số rủi
ro)
Theo Basel II áp dụng phổ biến
thì CAR là 8%:
CAR = Vốn tự có / [TS rủi ro +12,5*(COP + CMR)]
(COP: yêu cầu vốn cho rủi ro hoạt động; CMR: yêu cầu vốn
đối với rủi ro thị trường)
Có
thể thấy hệ số CAR theo Basel II phần mẫu số bổ sung thêm rủi ro hoạt động và rủi
ro thị trường khiến cho một vài ngân hàng lớn VN vốn dĩ chạm ngưỡng CAR 9% (TT
13/2010), thì nay lại càng khó khăn hơn với CAR theo chuẩn Basel II.
Vậy để nâng CAR lên
ngân hàng có thể chọn 1 hoặc cả 2 cách: Giảm TS rủi ro xuống hoặc Nâng vốn tự
có lên.
Dự thảo sửa đổi Thông
tư 36
Trong
dự thảo sửa đổi Thông tư 36, điểm chú ý ảnh hưởng đến tín dụng BĐS là NHNN giảm
tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung & dài hạn từ 60% xuống còn
40% (áp dụng với NHTM, CN ngân hàng nước ngoài); nâng hệ số rủi ro các khoản phải
đòi KD BĐS từ 150% lên 250%.
Việc
nâng hệ số rủi ro lên làm các ngân hàng trích lập dự phòng tăng -> vốn tự có
giảm -> CAR giảm -> áp lực tăng vốn (hoặc 1 P/A khác)
Theo
số liệu NHNN, đến tháng 01/2016, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung &
dài hạn toàn hệ thống hiện ở mức 31.39%, tức vẫn còn dư room gần 8.61%.
Tuy
vẫn còn dư room cho vay BĐS nhưng với áp lực chạy đua với chuẩn Basel II mà những
NHTM Nhà nước như BIDV, Vietinbank tỷ lệ CAR ở mức chạm 9% (và dư nợ cho vay
BĐS tại 2 ngân hàng này cũng chiếm tỷ lệ lớn) thì có thể thấy chuyện xét cấp
tín dụng cho các khoản vay BĐS sắp tới sẽ khắc khe hơn. Hơn nữa đối với khối NH
TMCP, CAR hiện tại nhóm này 12.44%, nếu áp theo công thức Basel II thì sẽ không
đạt được con số cao như vậy.
Lịch sử thay đổi hệ số rủi
ro cho vay BĐS:
Năm 2006 – 2009 : 100%
Năm 2010 – 2014 : 250%
Năm 2015 : 150%
Năm 2010 – 2014 : 250%
Năm 2015 : 150%
Năm 2016 dự kiến: 250%
Các
doanh nghiệp BĐS hiện tại phụ thuộc hơn 60% vốn đến từ vay ngân hàng, và có lẽ
hơn ai hết họ cũng sẽ tìm được cách thích nghi với thay đổi từ chính sách, vì với
những doanh nghiêp bề dày hoạt động lâu năm trên thị trường đây không phải lần đầu chính sách thay đổi
chóng vánh như vậy. Còn về phía ngân hàng, họ cũng sẽ tự lo cho sức khỏe tài
chính của chính mình trước nên sẽ khá khó khăn cho một số doanh nghiệp BĐS sắp tới tiếp cận
được vốn vay.
(Nguồn dữ liệu: NHNN, Thông tư 13/2010/TT-NHNN, Dự thảo sửa đổi TT36)
ABS - VCSC
Cường Nguyễn
Basel II & Dự thảo sửa đổi Thông tư 36
Reviewed by Unknown
on
07:31
Rating:

Post Comment
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét