Báo cáo ngành hàng cao su tháng 2/2016
Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý miễn tiền thuê đất đối với diện tích trồng cây cao su tái canh trong thời gian kiến thiết cơ bản từ năm 2015 đến năm 2020. Đồng thời giao Bộ Tài chính hướng dẫn địa phương thực hiện việc miễn tiền thuê đất nêu trên theo quy định; Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan thực hiện. Đây là động thái tích cực sau khi Hiệp hội Cao su Việt Nam có kiến nghị gửi lên các bộ ngành liên quan về những khó khăn mà ngành cao su đang phải đối mặt như: cung vượt cầu, giá cao su giảm thấp và chưa có dấu hiệu phục hồi trước năm 2020.
I. Thị trường thế giới:
1. Tình hình sản xuất cao su thế giới:
Ngành cao su thiên nhiên Trung Quốc đã trải qua 60 năm phát triển. Ngành cao su Trung Quốc đã đạt tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây và giữ vị trí chiến lược quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc và trong ngành cao su thế giới. Trung Quốc hiện là một trong những nước dẫn đầu cả trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp. Thực tế, thị trường cao su thế giới phần lớn bị chi phối và tác động từ nhu cầu của Trung Quốc. Theo ước tính, tại Trung Quốc có hơn 150 đồn điền cao su quy mô lớn và hơn 300.000 nông dân trồng cao su. Năm 2013, diện tích cao su tại Trung Quốc đạt 1,13 triệu ha và sản lượng đạt 850.000 tấn. Các vùng trồng cao su chính ở Trung Quốc là Hải Nam, Vân Nam và Quảng Đông.
Trung Quốc cũng là nước tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, năm 2014 lượng tiêu thụ đạt 4,7 triệu tấn, tăng 13,1% so với năm trước và chiếm 39,1% tổng mức tiêu thụ của thế giới. Theo các nhà phân tích, nhờ nhu cầu cao su thiên nhiên lớn từ ngành lốp xe nên mặc dù nền kinh tế Trung Quốc tạm thời chững lại, lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên của Trung Quốc vẫn được dự đoán sẽ đạt 6,7 triệu tấn vào năm 2018. Trong đó, ngành lốp ô tô chiếm 70% tổng tiêu thụ cao su thiên nhiên, các sản phẩm cao su khác chiếm 30%.
Trên thế giới, Trung Quốc đứng đầu về sản xuất các sản phẩm cao su và thứ hai về sản xuất lốp xe. Nhu cầu trong ngành ô tô, xây dựng, y tế, da giày và các yêu cầu về chất lượng lốp nhập khẩu khắt khe hơn từ Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đã tạo ra những thách thức và cơ hội mới cho các nhà chế biến Trung Quốc trong việc cải tiến chất lượng và thực hiện tiết kiệm năng lượng.
Theo Liên hiệp Người trồng cao su ở miền Nam Ấn Độ (UPASI), giá cao su nhập khẩu thấp đang gây ảnh hưởng xấu đến ngành cao su tại Ấn Độ và Chính phủ nước này cần áp dụng các biện pháp phòng vệ để bảo vệ người trồng trong nước. Ấn Độ đã công bố sản lượng cao su thiên nhiên giảm mạnh nhất (-21%) trong tất cả các nước sản xuất cao su. Chủ tịch UPASI cho biết, giá bán thấp và chi phí sản xuất cao hơn so với những nước khác là nguyên nhân của mức giảm trên, và kiến nghị Chính phủ nên thực hiện vai trò điều hành, áp dụng biện pháp phòng vệ để hạn chế nhập khẩu. Sản lượng cao su dự kiến năm 2015 – 2016 là dưới 600.000 tấn do nhiều diện tích cao su ngừng khai thác vì giá thấp. Theo đề nghị của Ủy ban Quốc hội đương nhiệm về ngành cao su Ấn Độ, việc không kiểm soát nhập khẩu sẽ gây hại đến ngành trồng trọt của quốc gia. UPASI đề xuất, những kiến nghị của Ủy ban Quốc hội cần được thực hiện đồng bộ vì những kiến nghị này đã xem xét các khía cạnh và các yếu tố tác động từ các bên liên quan.
Quyền Cục trưởng Cục Cao su Thái Lan đã xác nhận việc ba quốc gia sản xuất cao su chủ chốt là Thái Lan, In-đô-nê-xia và Ma-lai-xia, chiếm tới hơn 60% sản lượng cao su toàn cầu đã có kế hoạch cắt giảm lượng mủ cao su tự nhiên xuất khẩu khoảng 615.000 tấn trong thời gian 6 tháng tính từ tháng 3/2016 để giảm nguồn cung nhằm thúc đẩy tăng giá loại nguyên liệu này, vốn đã ở mức thấp nhất trong gần 6 năm qua. Khối lượng cắt giảm của Thái Lan sẽ chiếm khoảng một nửa trong số đó. Theo thông tin từ Hội đồng Cao su quốc tế 3 bên (ITRC) – gồm 3 nước thành viên trên, Thái Lan sẽ cắt giảm lượng mủ cao su xuất khẩu khoảng 324.000 tấn, In-đô-nê-xia giảm 238.740 tấn và Ma-lai-xia giảm 52.260 tấn. Tổng mức cắt giảm này chiếm khoảng 6% sản lượng mủ cao su tự nhiên toàn cầu.
2. Thị trường cao su Tocom, Nhật Bản:
Thị trường cao su kỳ hạn tại Sở Giao dịch Hàng hóa Tokyo (Tocom) biến động tăng giảm thất thường trong tháng 2/2016. Trong đó, giá cao su kỳ hạn đã sụt giảm ngay từ đầu tháng khi giá dầu tiếp tục suy yếu và lo ngại nền kinh tế Trung Quốc. Giá dầu kỳ hạn tại Mỹ giảm phiên thứ 3 liên tiếp vào đầu phiên giao dịch châu Á hôm thứ tư (3/2), do dự trữ dầu thô Mỹ tuần trước cao hơn 0,5 tỉ thùng, dấy lên mối lo ngại về dư cung toàn cầu. Cuối phiên 3/2, các hợp đồng cao su kỳ hạn giảm xuống mức thấp trong 3 tuần, với hợp đồng benchmark tháng 7/2017 chỉ đạt 153,6 Yên/kg, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 14/1, ở mức 152,8 Yên/kg.
Tuy nhiên, các hợp đồng kỳ hạn tăng vọt trong phiên giao dịch 15/2 do giá dầu tăng 2 phiên liên tiếp với giá dầu Mỹ lên trên mốc 30 USD/thùng lần đầu tiên trong vòng 1 tuần. Hợp đồng benchmark giao tháng 7/2016 cuối phiên 16/2 đạt 154 Yên/kg, tăng 6,9 Yên so với giá đóng cửa phiên 10/2 là 147,1 Yên/kg. Tuy nhiên, thị trường cao su ngay lập tức đi xuống sau khi có tin thỏa thuận giữa A rập Xêut và Nga về việc cắt giảm sản lượng dầu mỏ gây thất vọng, chưa đủ để giải quyết tình trạng cung vượt cầu vốn khiến giá dầu lao dốc trong nhiều tháng qua, khiến các nhà đầu tư tiến hành bán ra để chốt lời. Hợp đồng benchmark tháng 7/2016 cuối phiên 17/2 giảm xuống còn 152,6 Yên/kg.
II. Việt Nam:
1. Tình hình trong nước:
Trong 20 ngày đầu tháng 2/2016, giá cao su thành phẩm tại Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh biến động theo xu hướng tăng. Cụ thể: cao su SVR 3L tăng từ 26.400 đ/kg (1/2) lên 27.000 đ/kg (22/2); cao su SVR10 tăng từ 25.100 đ/kg lên 25.800 đ/kg.
Trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân, một số doanh nghiệp nhỏ và thương nhân Trung Quốc có kế hoạch nhập khẩu mặt hàng cao su thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu phát sinh. Tại cửa khẩu Móng Cái, phía Trung Quốc giảm thuế suất đối với nhập khẩu cao su hệ chính ngạch từ 2% – 3% theo chất lượng mặt hàng để thu hút các đối tác xuất khẩu cao su Việt Nam. Giao dịch tiểu ngạch ở cửa khẩu Cao Bằng, Lào Cai cũng được các cơ quan của Trung Quốc điều chỉnh thuế suất mậu biên xuống dưới 5% đối với mặt hàng nguyên liệu cao su thiên nhiên nhằm khuyến khích xuất nhập khẩu. Trong tuần từ 22/1 – 27/1, khối lượng cao su thiên nhiên xúc tiến giao dịch trong giai đoạn một tuần trước và sau Tết Bính Thân có khoảng 3.000 tấn được giao nhận ở các cửa khẩu trên tuyến biên giới phía Bắc. So với tuần trước đó, khối lượng tăng không đáng kể, nhưng trong tình hình thị trường xuất nhập khẩu cao su đang đình trệ là một dấu hiệu tốt và là bước đệm tạo đà cho năm 2016. Mặt khác, giá giao dịch cao su thiên nhiên tham gia giao dịch trong dịp Tết Bính Thân có chiều hướng tăng nhẹ, so với tuần trước cao su loại I và II đã tăng từ 100 – 150 NDT/tấn. Qua Tết Bính Thân, giá cao su có khả năng sẽ tiếp tục tăng nhẹ.
Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý miễn tiền thuê đất đối với diện tích trồng cây cao su tái canh trong thời gian kiến thiết cơ bản từ năm 2015 đến năm 2020. Đồng thời giao Bộ Tài chính hướng dẫn địa phương thực hiện việc miễn tiền thuê đất nêu trên theo quy định; Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan thực hiện. Đây là động thái tích cực sau khi Hiệp hội Cao su Việt Nam có kiến nghị gửi lên các bộ ngành liên quan về những khó khăn mà ngành cao su đang phải đối mặt như: cung vượt cầu, giá cao su giảm thấp và chưa có dấu hiệu phục hồi trước năm 2020. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2013, giá bán cao su đạt gần 52 triệu đồng/tấn, năm 2014 giảm xuống còn hơn 37 triệu/tấn và năm 2015 chỉ còn 30 triệu/tấn và sang năm 2016, nếu giá dầu thô tiếp tục lao dốc thì giá bán cao su có thể rơi xuống mức 20 triệu/tấn.
Hiệp hội cũng cho biết từ năm 2015 trở đi, ngành cao su hạn chế trồng mới, chủ yếu là thực hiện tái canh diện tích cao su đã hết chu kỳ khai thác, khoảng 20 ngàn đến 30 ngàn ha/năm, trong đó phải đầu tư nguồn vốn cho phục hoang, trồng lại, chăm sóc từ 6 đến 8 năm. Trong thời gian này, vườn cao su tái canh chưa có sản phẩm nên chưa có doanh thu, lợi nhuận, do vậy, gây khó khăn cho việc nộp tiền thuê đất trồng cao su, mặt khác làm tăng chi phí đầu tư, tăng giá thành và khiến người trồng có xu hướng chuyển đổi sang cây trồng khác.
2. Tình hình xuất nhập khẩu:
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam trong tháng 01/2016 đạt 93.063 tấn, trị giá 104,75 triệu USD, đơn giá bình quân 1.126 USD/tấn, giảm 36% về lượng và giảm 36,5% về giá trị so với tháng 12/2015. So với cùng kỳ năm 2015, lượng cao su xuất khẩu giảm 3%, giá trị giảm 23,2% do giá giảm 20,8%.
Tính đến hết tháng 01/2016, cao su Việt Nam đã xuất khẩu được tới 54 thị trường khác nhau. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất với lượng nhập khẩu tăng đáng kể, đạt 49.818 tấn, chiếm 53,5% tổng lượng xuất khẩu (tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước), giá trị đạt 55,7 triệu USD, chiếm 53,1% tổng kim ngạch xuất khẩu (giảm 17,2% so với cùng kỳ năm trước). Tiếp đến là thị trường Ấn Độ đạt 7.610 tấn (thị phần 8,2%, giảm 6,6%) và Ma-lai-xia 5.587 tấn (thị phần 6%, giảm mạnh 58,2%). So với cùng kỳ năm 2015, xuất khẩu cao su thiên nhiên vào Đức, Hàn Quốc tăng mạnh, tuy nhiên thị phần của các thị trường này vẫn còn thấp, chỉ khoảng 4 – 5% mỗi thị trường.
Xuất khẩu cao su thiên nhiên theo thị trường tháng 01/2016
Thị trường
|
Tháng 01/2016
|
So với T01/2015
|
So với T12/2015
| ||||
Tấn
|
% Lượng
|
‘000 USD
|
% Lượng
|
%
Giá trị
|
%
Lượng
|
%
Giá trị
| |
Trung Quốc
|
49.818
|
53,5
|
55.664
|
4,7
|
-17,2
|
-32,7
|
-33,3
|
Ấn Độ
|
7.610
|
8,2
|
8.942
|
-6,6
|
-27,5
|
-47,1
|
-49,3
|
Ma-lai-xia
|
5.587
|
6,0
|
5.793
|
-58,2
|
-68,5
|
-68,7
|
-70,0
|
Đức
|
4.455
|
4,8
|
5.305
|
61,1
|
21,8
|
8,0
|
6,9
|
Hàn Quốc
|
3.554
|
3,8
|
4.238
|
31,6
|
6,5
|
17,5
|
18,6
|
Mỹ
|
3.152
|
3,4
|
3.137
|
-26,7
|
-40,0
|
-38,1
|
-42,1
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
2.015
|
2,2
|
2.186
|
6,0
|
-18,7
|
-17,0
|
-20,2
|
Sri Lanka
|
1.812
|
1,9
|
2.141
|
11,6
|
-16,9
|
-55,4
|
-55,5
|
Đài Loan
|
1.689
|
1,8
|
2.013
|
-18,6
|
-37,0
|
-45,7
|
-47,4
|
Ý – Italy
|
1.645
|
1,8
|
1.821
|
171,5
|
106,6
|
-25,9
|
-27,4
|
Việt Nam (KCX)
|
1.082
|
1,2
|
1.400
|
-50,6
|
-56,8
|
-26,2
|
-18,8
|
Khác
|
10.644
|
11,4
|
12.114
| ||||
Tổng cộng
|
93.063
|
100,0
|
104.754
|
-3,0
|
-23,2
|
-36,0
|
-36,5
|
Nguồn: Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp (DV) từ nguồn Tổng cục Hải quan
Theo: Nguyễn Lan Anh
Thitruongcaosu.net
Báo cáo ngành hàng cao su tháng 2/2016
Reviewed by Ron
on
23:38
Rating:

Post Comment
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét