TỔNG QUAN NGÀNH DU LỊCH

TỔNG QUAN DU LỊCH VIỆT NAM

             I.       Vị trí Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới

UNWTO xếp hạng các quốc gia khác nhau trên thế giới về số lượng du khách quốc tế và tổng thu từ du lịch quốc tế. Các bảng xếp hạng mới nhất đối với Việt Nam
Vị trí thứ 40 trên thế giới về số lượng khách quốc tế đến, đứng sau một vài điểm đến lân cận như Indonesia (vị trí thứ 34), Singapore (Vị trí thứ 25), Thái Lan (vị tr thứ 14) và Malaysia (vị trí thứ 12).
Vị trí tứ 36 trên thế giới về tổng thu từ du lịch quốc tế, đứng sau một vài điểm đến lân cận như Indonesia (vị trí thứ 32), Singapore (vị trí thứ 16), Malaysia (vị trí thứ 13) và Thái Lan (vị trí thứ 9).
Việt Nam chưa được xếp hạng cao trong việc tạo ra thặng dư cán cân du lịch trong cán cân thanh toán-được xếp hạng thứ 19 trên thế giới, đứng sau Thái Lan (vị trí thứ 4) và Malaysia (vị trí thứ 10). Tuy nhiên điều này cho thấy du lịch Việt Nam đem lại nguồn ngoại hối cho nên kinh tế.

           II.         Những điểm nổi bật của du lịch Việt Nam 2015


Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
7.94 triệu lượt khách
Du lịch Việt Nam đóng góp vào nền kinh tế
6.49% vào GDP, trong đó đóng góp trực tiếp là 3.68% và đóng góp gián tiếp là 2.81%
Du lịch Việt Nam cung cấp việc làm trực tiếp
Gần 1.6 triệu người lao động, chiếm 3.03% lao động cả nước.
Việt Nam được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn
Vị trí thứ 3 trong TOP điểm đến hấp dẫn nhất thế giới nên tham quan 2015
Giải thưởng World Travel Awards bình chọn Vietravel
Danh hiệu ‘ Hãng lữ hành hàng đầu thế giới’
Hà Nội và Hồ Chí Minh được tạp chí du lịch Travel and Leisure của Mỹ bình chọn
Hà Nội vị trí thứ 7, Hồ Chí Minh vị trí thứ 9 trong TOP 10 thành phố châu Á
TripAdvisor bình chọn Hà Nội
Một trong 10 thành phố thu hút khách du lịch hàng đầu trên thế giới: top 25 điểm đến châu Á được du khách yêu thích nhất
The New York Times bình chọn Đà Lạt
Vị trí thứ 30 trong 52 điểm đến hấp dẫn nhất 2016.

         III.         Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 2015


Biểu đồ số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam qua các năm
 







Tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam đạt 7.94 triệu lượt khách, tăng 0.8% so với năm 2014. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chủ yếu bằng phương tiện vận chuyển đường không (78.9%). Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chủ yếu với mục đích tham quan nghỉ dưỡng chiếm 60.5%.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chủ yếu đến từ châu Á và châu Âu.
 









      IV.     Khách du lịch nội địa 2015

Tổng lượt khách du lịch nội địa 2015 ước đạt 57 triệu lượt, tăng 48% so với năm 2014.
Theo kết quả điều tra khách du lịch nội địa của Tổng cục du lịch năm 2014-2015, khách du lịch nội địa có lưu trú đêm tại các cơ sở lưu trú du lịch chiếm 72.5%. Khách du lịch nội địa chủ yếu đi tham quan, nghỉ dưỡng, chiếm hơm 78% và sử dụng phương tiện oto chiếm tỷ lệ cao nhất 65%.
 











Biểu đồ khách du lịch nội địa 2015

           V.           Công tác thông tin, quảng bá, xúc tiến du lịch 2016

1.  Đối với thị trường khách nội địa:

·       Năm du lịch quốc gia 2016 – Phú Quốc - Đồng Bằng Sông Cửu Long.
·       Festival Huế với chủ đề “710 năm Thuận Hóa – Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.
·       Lễ hội Dạ cổ hoài lang – 2016 tại Tp.Bạc Liêu.
·       Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ tạo Tp.Cần Thơ.
·       Lễ hội OkOmBok tỉnh Trà Vính 2016.
·       Ngày hội văn hóa các dân tộc Tây Bắc tạo Tp.Lào Cai.

2.    Đối với thị trường khách quốc tế:

·       Liên hoan ẩm thực món ngon các nước tại công viên 23/9 Tp.Hồ Chí Minh.
·       Hội chợ du lịch Quốc tế tại Tp.Hồ Chí Minh – ITE HCMC 2016.
·       Đại hội Thể thao bãi biển châu Á lần thứ 5 năm 2016.
·       Giải đua xe đạp vượt núi Quốc tế 2016 – Vietnam Moutain Bikes (VMB) tại cung đường đua Tp.Lào Cai – Bát Xát – Y Tý - Mường Hum – Ô Quý Hồ - SaPa.
·       Các hoạt động quốc tế: thông qua các hoạt động trong những ngày văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản, Hàn Quốc để quảng bá, xúc tiến Năm du lịch Quốc Gia 2016 nói riêng, du lịch Kiên Giang nói chung.
·       Công tác truyền thông thương hiệu Du lịch Việt Nam được quan tâm và đầu tư:
·       Sản xuất ấn phẩm, vật phẩm truyền thông thương hiệu.
·       Phối hợp đài truyền hình Việt Nam xây dựng các phim quảng bá du lịch.
·       Duy trì quảng bá du lịch trên trang fanpage Facebook và Youtube, các website của Tổng cục du lịch, Tạp chí du lịch.
·       Triển khai hợp tác sản xuất phim du lịch Việt Nam và quảng bá trên kênh Travel Channel.

      VI.       Năng lực của dịch vụ lưu trú du lịch


Loại hình cơ sở lưu trú
Số đơn vị
Số phòng
Tổng cơ sở lưu trú cả nước
18.500
332.000

Cơ sở lưu trú đã xếp hạng
12.361
263.000
Trong đó


Khách sạn 5 sao
74
18.300
Khách sạn 4 sao
194
24.400
Khách sạn 3 sao
387
28.400
Khách sạn 2 sao
1.371
51.300
Khách sạn 1 sao
3.227
60.700
Cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn
7.000
78.600
Hạng cao cấp
11
1.400

 

                     VII.         Liên kết, hợp tác du lịch trong nước

Năm 2015 các tỉnh thành đã chú trọng các hoạt động liên kết phát triển, thu hút đầu tư, kết nối tour tuyến, phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phát huy hiệu quả tích cực, tăng cường khả năng cạnh tranh như:
Liên kết 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, các tỉnh duyên hải miền Trung, các tỉnh đồng bằng song Cửu Long, Tam giác phát trển du lịch Lâm Đồng.
Một số tỉnh thành tăng cường ký kết hợp tác phát triển du lịch như: Lâm Đồng – Khánh Hòa - Nghệ An, Quảng Nam – Hà Nội - Quảng Bình - Bạc Liêu, Tp.Hồ Chí Minh – Lâm Đồng - Nghệ An – Đà Nẵng, Lào Cai – Hà Giang – Yên Bái – Lai Châu.

a.                Hợp tác quốc tế

Tiếp tục duy trì và phát triển, DU lịch Việt Nam tích cực tham gia các hoạt động tiêu biểu của UNWTO, PATA,WWF...
Hoạt động chi hội PATA Việt Nam thu hút được sự tham gia đông đảo của hơn 200 đơn vị thành viên.

b.                Một số du lịch hợp tác song phương:


Đài Loan
Tham gia phiên họp Ủy ban hợp tác Du lịch Việt Nam – Đài Loan: phát động thị trường tại Đài Bắc, Đài Trung đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch
Philippines
Ký kết kế hoạch hợp tác phát triển du lịch tàu biển
Singapore
Tăng cường hợp tác du lịch tàu biển phát triển tuyến Singapore - Việt Nam - Hồng Kong
Nhật Bản
Tăng cường quảng bá du lịch và đặt văn phòng đại diện du lịch
Hàn Quốc
Phối hợp cơ quan du lịch Quốc gia Hàn Quốc triển khai phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam.
Nhóm thị trường quốc tế ưu tiên marketing:
Thị trường Trung Quốc
Phân đoạn thị trường ưu tiên marketing
Khách thanh niên và trung niên
Sản phẩm du lịch
Du lịch tuyến tàu biển tuyến Bắc Hải - Hạ Long: sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển đảo cao cấp cho khách đi bằng đường hàng không; khám phá thành phố và ẩm thực, du lịch văn hoasgawsn vớia ác di sản văn hóa thế giới ở VN, du lịch miệt vườn Cửu Long.


Thị trường Hàn Quốc
Phân đoạn thị trường ưu tiên mảrketing
Công chức độ tuổi 30-40 tuổi, trung niên, người cao tuổi
sản phẩm du lịch
Du lịch gắn với các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thông và thiên nhiên; sản phẩm vui chơi giải trí đi kèm các lựa chọn mua sắm, chăm sóc sức khỏe, chơi golf
Thị trường Nhật Bản
Phân đoạn thị trường ưu tiên marketing
Nữ độc thân, nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên, khách trung niên và cao tuổi ( trên 60 và đã nghỉ hưu)
Sản phẩm du lịch
Du lịch di sản văn hóa thế giới, ẩm thực, mua sắm và du lịch biển, du lịch học đường, sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cho ngườ igià, sản phẩm du lịch trăng mật, sản phẩm du lịch phục vụ đối tượng khách có nhu cầu lưu trú dài ngày.
Thị trường Đài Loan
Phân đoạn thị trường ưu tiên marketing
Khách trung niên, thương gia, thanh niên, sinh viên
Sản phẩm du lịch
Du lịch văn hóa, chơi golf và nghỉ dưỡng cao cấp
Thị trường Nga
Phân đoạn thị trường ưu tiên marketing
Khách thanh niên và trung niên, khách đi theo nhóm công việc hoặc gia đình
Sản phẩm du lịch
Du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp, sản phm thể thao du lịch biển, khám phá thành phố kết hợp giải trí và mua sắm
Thị trường Đông Nam Á
Phân đoạn thị trường ưu tiên marketing
Khách thanh niên, trung niên và người cao tuổi, khách đi theo mục đích công vụ, đi theo nhóm bạn bè
Sản phẩm du lịch
Du lịch nghỉ dưỡng biển, du lijhc di sản thế giới, trải nghiệm về văn hóa, đời sống địa phương, du lịch gắn với các điểm du lịch khác trên tuyế nhành lang Đông Tây, sản phẩ mdu lịch MICE, chơi golf, sản phẩm đặc trưng cho khách đạo hồi

Thị trường Úc và Niuzeland

Phân đoạn thị trường ưu tiên marketing
Gia đìhn có con đi cùng, đôi vợ chồng trẻ, khách độc thân, đi tự do, khách trung niên
Sản phẩm du lịch
Du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch nghỉ tại nhà dân, du lịch thăm thân, du lịch khám phá xuyên Việt, du lịch chuyên đề như khá phá song nước đồng bằng song Cửu Long, thăm chiến trườgn xưa…..


Nhóm thị trường tiềm năng cần tập trung phát triển


Phân đoạn thị trường ưu tiên marketing
Sản phẩm du lịch
Thị trường Ấn Độ
Khách đi theo gia đình, khách trung niên
Du lịch văn hóa và tham quan thành phố
Thị trường Trung Đông
Thanh niên, trung niên và các nhóm quan tâm đặc biệt
Du lịch văn hóa, tham quan thành phố du lịch nghỉ dưỡng cao cấp

Định hướng thị trường và sản phẩm du lịch nội địa

Phân đoạn thị trườgn theo kỳ nghỉ
Dài, ngắn, lễ, tết
Phân đoạn thị trường theo mục đích chuyến đi
Nghỉ dưỡgn, mua sắm, MICE, sinh thái, học tập
Sản phẩm du lịch
Du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, tham quan/nghỉ dưỡng tại các vùng núi và cao nguyên, du lịch văn hóa, du lịch MICE, du lịch nghỉ dưỡng – thăm thân, du lịch kết hợp công vụ hoặc tham gia các sự kiện thể theo, văn hóa, nghệ thuật


TỔNG QUAN NGÀNH DU LỊCH Reviewed by Unknown on 19:45 Rating: 5

Post Comment

Powered By Blogger, Customized by Dung Luong

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Hãy để ABS hỗ trợ bạn