Bài viết mới

BÁO CÁO NGÀNH

“Ông lớn” Dệt may sẽ lũ lượt lên sàn do… bắt buộc

May Việt Tiến dự kiến sẽ lấy được mã giao dịch VGG trong tháng 12 tới đây, trong khi May 10 sẽ sử dụng mã M10 là mã cổ phiếu khi chính thức chào sàn. Hàng loạt các thương hiệu lớn khác như Hòa Thọ, Đức Giang hay Nhà Bè cũng đang tiến hành hoàn thiện hồ sơ, báo hiệu một làn sóng đăng ký giao dịch và niêm yết của các “ông lớn” ngành Dệt may.


Đây là những thông tin được ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ tại chương trình hội thảo TTCK cuối năm 2015 với chủ đề: “Cơ hội đầu tư cổ phiếu ngành Dệt may” do Sở GDCK Hà Nội (HNX) và CTCK Ngân hàng Công thương Việt Nam – VietinBankSc (CTS) tổ chức.
Các doanh nghiệp dệt may hiện nay trên sàn nếu tính tỷ trọng vốn hóa thì chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với các ngành khác, bởi hầu như các “ông lớn” của ngành như: May Việt Tiến, May 10, Dệt Hòa Thọ, May Đức Giang hay May Nhà Bè vẫn đang “ở ẩn”, chưa xuất đầu lộ diện.
Theo ông Giang, nguyên nhân là do trước đây thì chưa có luật yêu cầu các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa phải lên sàn nên các doanh nghiệp dệt may lớn vẫn còn chần chừ.
Đến nay khi đã trở thành luật, nếu anh nào không lên sàn anh đó sẽ bị phạt. Tới đây, bắt buộc các doanh nghiệp này phải lên sàn chứng khoán, không có cách nào khác” – ông Giang cho biết.
Theo quyết định 51/2014, đối với trường hợp các doanh nghiệp đã cổ phần hóa chuyển thành hình thức CTCP trước ngày quyết định có hiệu lực (01/11/2014), doanh nghiệp sẽ phải hoàn tất việc đăng ký giao dịch và niêm yết theo quy định trong thời hạn tối đa một năm kể từ ngày quyết định này có hiệu lực.
May Việt Tiến đang làm văn bản lên UBCK NN để lấy mã giao dịch VGG, dự kiến đến tháng 12/2015 sẽ có văn bản chấp thuận, tương tự May 10 cũng dự kiến sẽ sử dụng mã giao dịch là M10 khi chào sàn. Các đơn vị khác như: Dệt may Hòa Thọ, May Đức Giang hay May Nhà Bè và hàng loạt các công ty cũng đang làm hoàn tất các thủ tục cần thiết để đăng ký giao dịch và niêm yết cổ phiếu trong thời gian tới” – ông Giang chia sẻ thêm.
Việc tham gia chứng khoán không chỉ gia tăng về số lượng và chất lượng của các “hàng hóa” trên 2 sàn giao dịch mà còn giúp các doanh nghiệp này thu hút được nguồn vốn không chỉ trong nước mà còn thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, bởi sắp tới hàng loạt các quy định khuyến khích sự tham gia của nhóm nhà đầu tư này sẽ được thực thi.
Cuối năm 2014 Tập đoàn Dệt may Việt Nam – Vinatex đã tổ chức đấu giá cổ phần phát hành ra công chúng lần đầu (IPO) với khối lượng 122 triệu cp. Kết thúc phiên đấu giá, đã có 110.6 triệu đơn vị được mua, ứng với tỷ lệ thành công là 90%. Đồng thời, đợt IPO này của Vinatex cũng thu hút tới 30 nhà đầu tư nước ngoài tham gia và đã mua trọn hơn 55 triệu cp.
Tại các buổi hội thảo giới thiệu cổ phiếu của Vinatex, ông Lê Tiến Trường, Thành viên HĐTV khi đó đã cho biết sau IPO, Vinatex đã định ra lộ trình 3 năm sau sẽ niêm yết trên các sàn giao dịch có tổ chức. Tuy nhiên, đến cuối tháng 6/2015, chưa đầy 1 năm kể từ khi IPO, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán cho Vinatex với mã là VGT, điều này đồng thời cũng cho thấy lộ trình niêm yết của Vinatex nhiều khả năng có thể sẽ được rút ngắn đi đáng kể.
Nguồn: http://vietstock.vn/
“Ông lớn” Dệt may sẽ lũ lượt lên sàn do… bắt buộc Reviewed by Ron on 02:45 Rating: 5

Post Comment

Powered By Blogger, Customized by Dung Luong

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Hãy để ABS hỗ trợ bạn